Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Ám ảnh chiến tranh lạnh (K1): Tuyên chiến
Những đòn trả đũa qua lại giữa phương Tây và Nga đang gợi nhớ đến thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây. Liệu nó sẽ leo thang trở thành một cuộc chiến tranh lạnh của thế kỷ 21?

 


Theo sau những biện pháp mở rộng trừng phạt của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU), Nga đã có những động thái trả đũa đầu tiên, được xem là động thái tuyên chiến chính thức chống lại áp lực từ phương Tây.

 

Trả đũa

 

Ngày 7-8, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức áp đặt lệnh ngừng nhập khẩu các loại thịt bò, lợn, gia cầm, cá, phô mai, sữa và các sản phẩm từ sữa, rau quả từ Hoa Kỳ, EU, Australia, Canada và Na Uy trong thời hạn 1 năm. Cũng trong ngày 7-8, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo Moscow có thể cấm tất cả các chuyến bay giữa châu Á và châu Âu qua không phận nước này.

 

Lệnh cấm này có thể ảnh hưởng tới những hãng hàng không châu Âu như Lufthansa, British Airways, Air France và Finnair. Đây là những hãng có nhiều chuyến bay đường dài tới châu Á. Theo ước tính của Bank of America Merrill Lynch, sử dụng các đường bay dài hơn sẽ tiêu tốn thêm khoảng 30.000USD trên mỗi chuyến bay do chi phí nhiên liệu và chi phí vận tải hàng hóa.

 

Theo ước tính của Georgy Petrov, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga, trong những năm tới châu Âu có thể thiệt hại hơn 100 tỷ USD do các biện pháp trừng phạt trả đũa của Nga và Ủy ban châu Âu (EC) không thể bù đắp. Đan Mạch là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất do lệnh cấm nhập các sản phẩm thịt vào Nga. Các nước cung cấp sản phẩm thịt lớn nhất cho Nga là Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ và Canada. Hà Lan, Ukraine, Phần Lan, Đức và Ba Lan là những nước cung cấp nhiều sản phẩm bơ sữa nhất cho Nga.

 

Trong khi đó, các sản phẩm sữa của Ukraine và Phần Lan phụ thuộc lớn nhất vào thị trường Nga, với kim ngạch xuất khẩu vào Nga lần lượt chiếm 55% và 48% tổng xuất khẩu ngành sữa. Năm 2013, kinh tế Nga đã chi 4,3 tỷ USD cho các sản phẩm sữa nước ngoài. Hoa và cây cảnh là những mặt hàng không thiết yếu, tuy nhiên việc cấm nhập khẩu các mặt hàng này có thể tác động mạnh tới kinh tế của nước xuất khẩu. Khoảng 83,9% kim ngạch xuất khẩu hoa của Latvia phụ thuộc vào Nga và lệnh cấm nhập khẩu có thể là thảm họa đối với ngành trồng hoa nước này.

 

Khoảng 20% rau quả xuất khẩu của Ba Lan gắn với Nga, đồng thời nền kinh tế nước này cũng phụ thuộc nhiều vào Nga - thị trường đem lại 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cho Warsaw. Cho đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ba Lan cho biết đã gửi thư yêu cầu quan chức EU phụ trách nông nghiệp, y tế và thương mại nhanh chóng tổ chức cuộc họp thảo luận về lệnh cấm nhập khẩu của Nga.

 

Bức thư nêu rõ Ba Lan hy vọng với tinh thần tương trợ của EU, các biện pháp tương ứng sẽ được áp dụng nhằm hạn chế hậu quả tiêu cực do lệnh cấm của Nga đối với các nhà trồng rau quả Ba Lan cũng như các nước khác trong EU. Bộ này cho biết thiệt hại cho khu vực trồng rau quả Ba Lan có thể lên đến 500 triệu EUR.

 

Thị trường Nga nhập nhiều rau nhất từ Hà Lan, chiếm 10% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. Thêm vào đó, đối tác xuất khẩu rau quả lớn Tây Ban Nha cũng có thể thiệt hại ít nhiều từ đòn trả đũa của Nga. Kinh tế Ukraine có lẽ sẽ không thể hồi phục trước cú đòn cấm nhập khẩu rượu vang vì 84% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Kiev phụ thuộc vào Nga.

 

Nga cũng mua nhiều rượu vang của Italia, Pháp và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là đối với hầu hết các nước lớn, ảnh hưởng tới xuất khẩu rất nhỏ bé so với quy mô nền kinh tế. Ngược lại, đối với các nước nhỏ như Lithuania, Estonia và Latvia, ảnh hưởng sẽ lớn hơn nhiều: từ 0,3-0,6% GDP. Nói cách khác, nếu lệnh cấm vận này nhằm vào Hoa Kỳ và Đức, có lẽ ông Putin đã bị trượt mục tiêu. Lệnh cấm này sẽ khiến Đông Âu xích lại gần hơn với phương Tây.

 

Chỉ là đòn thăm dò?

 

Một điều có thể nhận thấy rõ qua các lệnh cấm vận của Nga là nó sẽ ít ảnh hưởng tới Hoa Kỳ hơn so với châu Âu và các nước khác. Các nhà phân tích Polina Devitt và Dmitry Zhdannikov của hãng Reuters cho biết trong khi Nga là nhà nhập khẩu lớn rau và hoa quả của châu Âu, nhưng chỉ đứng thứ 23 trong danh sách các nhà nhập khẩu thực phẩm của Hoa Kỳ, và chiếm chưa tới 1% xuất khẩu nông nghiệp của nước này.

 

Các nhà phân tích này cho rằng nếu nông dân Hoa Kỳ có chịu ảnh hưởng, thì đó cũng là những ảnh hưởng gián tiếp từ giá cả hàng hóa toàn cầu, hơn là ảnh hưởng trực tiếp từ quan hệ thương mại song phương. Điều thứ hai, có thể thấy rõ ông Putin chưa dám sử dụng “vũ khí” mạnh hơn là cấm xuất khẩu khí đốt. Có thể nói, EU phụ thuộc nhiều vào khí đốt nhập khẩu từ Nga.

 

Nếu chính phủ Nga thực sự nổi giận, họ có thể khóa đường ống gas dẫn sang châu Âu và ngay lập tức có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng năng lượng tại đó. Nhưng thực ra, Moscow cũng phụ thuộc vào việc bán khí đốt cho châu Âu để kiếm ngoại tệ, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tài chính EU và Hoa Kỳ đã đóng lại một phần đối với Nga. Nếu ngừng xuất khẩu khí đốt cho châu Âu, giá trị đồng rúp chắc chắn sẽ lao dốc và toàn bộ nền kinh tế Nga có thể rối tung rối mù.

 

Thứ ba, giới quan sát cho rằng đòn trả đũa của Nga thực ra sẽ khiến người dân Nga chịu thiệt hại nhiều hơn người phương Tây. Thực tế hoạt động xuất khẩu nông sản của châu Âu sang Nga không chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của họ. Châu Âu là các nền kinh tế phát triển, vì vậy hầu hết lực lượng lao động của họ làm việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp.

 

Ngay cả với nước châu Âu nổi tiếng về nông nghiệp như Pháp, xuất khẩu nông nghiệp cũng chưa chiếm tới 15% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, Nga nhập khẩu 43 tỷ USD thực phẩm, và một nửa trong số đó đến từ các nước nằm trong đối tượng trừng phạt. Giá cả thực phẩm chắc chắn sẽ tiếp tục leo thang trong bối cảnh giá đã tăng do đồng rúp yếu đi.

 


Biếm họa về cuộc chiến giữa Nga và Hoa Kỳ, châu Âu.

 

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng đòn thăm dò của ông Putin là một đòn hiểm trong quyết tâm phá hoại phương Tây. Dù vậy, bởi vì hàng nông sản được giao dịch trên toàn cầu, nên các biện pháp trừng phạt song phương sẽ ít có tác động. Hãng tin thân Kremlin, RT cho biết chính phủ Nga sẽ "tiến hành tham vấn với đại diện của Ecuador, Brazil, Chile và Argentina để mở rộng nhập khẩu thực phẩm từ các nước này”.

 

Nếu Nga thành công trong việc thay thế nông sản châu Âu bằng nông sản Mỹ Latin, thì châu Âu cũng có thể bán nông sản thêm cho khu vực Bắc Mỹ và Trung Quốc để bù đắp các sản phẩm bị Nga cấm vận. Tất nhiên, việc vận chuyển thực phẩm đi lòng vòng sẽ làm tăng giá thực phẩm, nhưng nó sẽ không thể tạo ra một cuộc cách mạng cho một tình huống căng thẳng địa chính trị.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới (21-05-2024)
    Ông Putin tới Iran dự lễ tang Tổng thống Raisi với 4 chiếc Su-35 hộ tống (21-05-2024)
    Iran tổ chức bầu cử tổng thống ngày 28/6 (21-05-2024)
    Lệnh trừng phạt của Mỹ có gây ra khủng hoảng hàng không Iran? (21-05-2024)
    Lính dù Nga tấn công như vũ bão, giành được trọng điểm của Ukraine gần Avdiivka (21-05-2024)
    Iran: Làm rõ hiểu lầm về chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn (21-05-2024)
    Sự ra đi của Tổng thống Iran ảnh hưởng thế nào đến xung đột Israel - Hamas? (21-05-2024)
    Phi công Nga phân tích nguyên nhân vụ tai nạn trực thăng của Tổng thống Iran (21-05-2024)
    Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến (20-05-2024)
    Nhìn lại an toàn hàng không Iran sau vụ trực thăng chở Tổng thống Raisi gặp nạn (20-05-2024)
    Vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran: Động thái của ông Putin (20-05-2024)
    Chân dung Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng (20-05-2024)
    Jordan kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh ở Gaza, miền bắc Israel bị tấn công (20-05-2024)
    Sự thực tiêm kích F-16 xuất kích tấn công Vovchansk (20-05-2024)
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Nhà nước Hồi giáo (IS) muốn gì khi hành quyết phóng viên Mỹ? (21-08-2014)
    Vì sao Triều Tiên điều xe tăng áp sát Trung Quốc? (21-08-2014)
    "Tình thân mến thân" với Trung Quốc, Nga được và mất gì? (20-08-2014)
    Triều Tiên đem xe tăng đến biên giới "dọa"' Trung Quốc (20-08-2014)
    Phá đường dây gián điệp Trung Quốc trên đất Mỹ (20-08-2014)
    Phóng viên Mỹ bị "trảm" dã man bởi IS (20-08-2014)
    Cuộc nói chuyện giữa những “người điếc” (19-08-2014)
    “Bà đầm thép” Hồng Kông đối đầu với Bắc Kinh (19-08-2014)
    Nhà nước Hồi giáo kiếm tiền như thế nào? (19-08-2014)
    Ukraine cầu cứu, phương Tây quay lưng (19-08-2014)
    Đàm phán về Ukraine: Đã có một số tiến bộ (18-08-2014)
    Tổng thống Obama có thể bị sa lầy ở Iraq trong thời gian dài (18-08-2014)
    Cuộc gặp kỳ lạ giữa hai nữ tiên tri lừng danh thế giới (18-08-2014)
    NATO sẽ "thẳng tay đáp trả quân sự Nga" (18-08-2014)
    Triều Tiên bỏ ảnh Kim Nhật Thành trên tiền giấy báo hiệu thay đổi lớn? (18-08-2014)
    Báo Đức: Đến lúc châu Âu ngừng ngoan ngoãn nghe lệnh Mỹ (18-08-2014)
    Mỹ - NATO khó lòng bảo vệ Ukraine (17-08-2014)
    Bên nào tổn thất nhiều hơn trong cuộc chiến trừng phạt? (17-08-2014)
    ISIL: Hiểm họa mới với toàn thế giới  (17-08-2014)
    Cuộc sống của Tổng thống ‘nghèo khổ và lập dị’ nhất thế giới (16-08-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153189535.